Biện pháp đặc trị bệnh “Nghèo sang chảnh”

Cập nhật: 06:20 | 14/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Đã nghèo nhưng phải sang chảnh? Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thực chất đây là một lối sống khá phổ biến hiện nay nhất là ở các bạn trẻ. Họ chật vật với những khoản tiền chi tiêu, những món nợ cũ, mới và mãi không tìm nổi cho mình một lối đi hợp lý. Dưới đây, phương pháp sẽ giúp bạn đặc trị bệnh “Nghèo sang chảnh”.

Thực hiện quy tắc 50/20/30 sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:

Biện pháp đặc trị bệnh “Nghèo sang chảnh”
Ảnh minh họa

50% thu nhập của bạn – Các yếu tố cần thiết:

Để bắt đầu, hãy dành ra không quá một nửa thu nhập của bạn cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Có vẻ 50% là một tỷ lệ cao nhưng một khi xem xét những danh mục thuộc các chi phí cần thiết bạn mới thấy con số đó có ý nghĩa.

Nói một cách rõ ràng, chi phí thiết yếu là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai. Thông thường, những chi phí này thường giống nhau ở hầu hết mọi người, bao gồm tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại và các hóa đơn tiện ích như điện, nước.

Hãy cố gắng để tổng chi phí thiết yếu không vượt quá 50% lương. Nhưng nếu con số đó lớn hơn 50%, hãy thử giảm tiền các hóa đơn xuống như sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân,…Mà nếu không thể làm được điều đó nữa thì bắt buộc bạn phải giảm 5% ở mỗi danh mục tiếp theo. (Các chuyên gia khuyên bạn cắt giảm ở phần chi tiêu cá nhân, chứ không nên giảm ở mục tiêu tài chính).

20% thu nhập của bạn – Mục tiêu tài chính

Bước tiếp theo là dành 20% lương để dành cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân.

Nếu bạn đạt được mục tiêu 50% hoặc ít hơn thu nhập dành cho chi phí thiết yếu và 20% hoặc lớn hơn dành cho mục tiêu tài chính, bạn sẽ có thể trả nợ nhanh hơn hoặc nếu không bạn sẽ ít phải lo lắng hơn khi bước vào tuổi nghỉ hưu. “Nghỉ hưu” có thể là một khái niệm cần thiết ở tuổi 20, 30 nhưng hãy nhớ bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm bao nhiêu thì tuổi già của bạn càng thoải mái bấy nhiêu khi không phải nghĩ đến chuyện tích cóp hằng ngày.

30% thu nhập của bạn – Chi tiêu cá nhân

Danh mục cuối cùng và cũng là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí không thiết yếu. Một số chuyên gia tài chính xem xét đây là danh mục hoàn toàn linh hoạt nhưng trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cho rằng một số thứ thuộc những thứ “xa xỉ” là một phần không thể thiếu với họ. Lý do danh mục này chiếm phần trăm lớn hơn mục tiêu tài chính là bởi có quá nhiều thứ thuộc vào đây.

Những chi phí phục vụ cuộc sống cá nhân bao gồm tiền điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm,…Cũng giống như danh mục chi phí thiết yếu, 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân. Chi phí thuộc danh mục này càng ít tương lại tài chính càng được đảm bảo.

Quy tắc này không hoàn hảo với tất cả mọi người vì tuỳ thuộc vào tính cách, thói quen chi tiêu và thu nhập từng cá nhân, đây chỉ là một lời khuyên nhỏ giúp mọi người tham khảo.

Thiết lập những thói quen tốt sẽ giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc. Bạn không cần phải có một nguồn thu nhập cao mới có thể áp dụng phương pháp này, ai cũng có thể áp dụng chúng tương ứng với mức lương của bản thân và luôn hưởng thụ một cuộc sống của chính mình.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

6 bài học rất cơ bản nhưng quý giá về tiền bạc mà người nghèo thường bỏ qua

Bài học tiền bạc số bốn: Đừng ngại nói chuyện với mọi người về tiền bạc, hãy lên tiếng và đặt câu hỏi. Đó là ...

Người có tiền và người không có tiền có cách làm việc rất khác nhau

Người có tiền và người không có tiền có cách làm việc rất khác nhau. Người không có tiền không có khả năng phân biệt ...

8 thứ người nghèo sẵn sàng vay nợ để sở hữu

Có những thứ nói lên sự giàu có về tài chính của một người. Thông thường, chúng là những thứ như áo khoác lông thú, ...

Đức Chiến