Bạn biết gì về nghề “Chuyên viên tuyển dụng”?

Cập nhật: 16:00 | 21/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Đã có rất nhiều người thắc mắc, "Nghề nhân sự là gì? Tại sao lại chọn nghề nhân sự? Nghề nhân sự gồm những vị trí như thế nào?..." Còn bạn biết gì về nghề “Chuyên viên tuyển dụng”?  

ban biet gi ve nghe chuyen vien tuyen dung Những kiểu nhân viên khiến sếp “ngại” tuyển dụng
ban biet gi ve nghe chuyen vien tuyen dung Những nguyên tắc giúp tuyển dụng hiệu quả
ban biet gi ve nghe chuyen vien tuyen dung Nhà tuyển dụng muốn gì trong CV xin việc của bạn?

Có thể nói trong tất cả các nghề, nghề quản trị nhân sự được xem là nghề có sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật quản lý.

Những năm trước đây, “nghề nhân sự” vẫn còn là khái niệm lạ lẫm ở Việt Nam vì bị gắn với khái niệm buồn tẻ của công việc hành chính sự vụ. Tuy nhiên gần đây công việc này đang có xu hướng trở thành nghề “hot”, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nghề nhân sự không chỉ dừng lại ở những công việc như tuyển dụng, đào tạo, tính toán lương + thưởng và các chế độ khác cho nhân viên mà nó còn có tầm quan trọng rất lớn đối với một doanh nghiệp. Những người làm nhân sự khác với những người làm kinh doanh hay tài chính, trước hết họ phải là người biết lắng nghe. Lắng nghe ở đây còn đồng nghĩa với cảm thông và chia sẻ. Thứ hai là họ phải có khả năng thuyết phục, biết cách làm cho người khác nghe theo lời nói của mình là một yếu cầu cần có ở người làm nhân sự. Một yêu cầu nữa không kém phần quan trọng đó là họ phải có khả năng truyền thông tốt nhằm truyền đạt được thông điệp của doanh nghiệp đến người lao động.

ban biet gi ve nghe chuyen vien tuyen dung

Bạn biết gì về nghề “Chuyên viên tuyển dụng”? (Ảnh minh họa)

Một trong những công việc của nghề nhân sự mà tôi muốn đề cập đến đó chính là công tác "tuyển dụng nhân sự" - Đây được xem là công tác đầu tiên và góp phần quan trọng nhất trong công việc quản trị nhân sự nói chung.

Vậy tuyển dụng nhân sự là gì? chuyên viên tuyển dụng nhân sự có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Tuyển dụng nhân sự nói một cách dễ hiểu nhất là tuyển chọn con người để sử dụng cho mục đích hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Đó là một quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau những nhân viên đủ khả năng đảm nhiệm vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển. Việc tìm được người lao động phù hợp với vị trí công việc ngay từ khâu ban đầu sẽ giúp cho hoạt động quản trị được dễ dàng, nhẹ nhàng hơn.Và chuyên viên tuyển dụng là người thực hiện công việc tìm kiếm, thu hút, lựa chọn ứng viên phù hợp với vị trí mà tổ chức, doanh nghiệp mình đang cần.

Khi nói đến quá trình tuyển dụng, việc này không chỉ dừng lại ở một vài khâu như đăng tuyển thông tin, phỏng vấn, thông báo nhận việc mà đó là một quá trình lâu dài từ việc xác định nhu cầu tuyển dụng đến giải quyết những yêu cầu, thanh lý hợp đồng cho người lao động rời khỏi công ty..... Chính vì vậy vai trò của chuyên viên tuyển dụng là cả một quá trình lâu dài, liên tục. Một khi lựa chọn được người lao động phù hợp và họ có sự gắn bó, thăng tiến phát triển lâu dài với tổ chức, doanh nghiệp thì khi ấy hoạt động tuyển dụng đã thành công.

Vậy chuyên viên tuyển dụng có phải được ví như những nhà tiên tri, thầy bói có thể phán đoán, lựa chọn chính xác đối tượng người phù hợp cho doanh nghiệp hay không nhằm đạt được hiệu quả cao nhất và tránh lãng phí, rủi ro nguồn lực? Vị trí này đòi hỏi năng lực chuyên môn khá cao và bạn phải đảm nhiệm các công việc của một quy trình tuyển dụng hoàn chỉnh bao gồm:

- Xác định nhu cầu tuyển dụng

- Thống nhất yêu cầu tuyển dụng với các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng

- Viết thông tin tuyển dụng

- Truyền thông thông tin tuyển dụng

- Lọc CV và sắp xếp lịch phỏng vấn

- Phỏng vấn ứng viên

- Đánh giá ứng viên

- Lựa chọn hoặc tư vấn cho các đơn vị lựa chọn ứng viên phù hợp.

Để có thể tuyển dụng thành công, mỗi chuyên viên tuyển dụng cần có những năng lực chuyên môn, thái độ, và kinh nghiệm nhất định đáp ứng yêu cầu công việc:

- Thứ 1: Hiểu về ngành và các thay đổi:

-Thứ 2: Hiểu về kinh doanh trong Công ty:

-Thứ 3: Hiểu về vị trí công việc:

-Thứ 4: Định biên nhân sự: .

-Thứ 5: Xây dựng được nguồn ứng viên dự trữ sẵn sàng:

-Thứ 6: Nâng cao năng lực phỏng vấn:

-Thứ 7:Xây dựng và phát triển hệ thống công cụ đánh giá:

-Thứ 8: Khả năng gắn kết nhân viên:

-Thứ 9: Kiểm định quy trình tuyển dụng thường xuyên:

Và một trong những lý do khiến tôi - bạn hay một người nào đó thích thú với công việc của một chuyên viên nhân sự có lẽ do:

- Thứ nhất: Khi bước chân vào lĩnh vực nhân sự bạn phải thực sự am hiểu sâu rộng về các lĩnh vực ngành nghề, cũng như hiểu biết sâu sắc về hệ thống tuyển dụng trong một công ty và đòi hỏi của từng vị trí công việc.

-Thứ 2: là chuyên viên tuyển dụng, bạn cũng chính là một chuyên gia “săn đầu người”, tức là thường xuyên được gặp gỡ và tiếp xúc với nhân tài ở khắp nơi. Mỗi lần gặp gỡ một vị trí quản lý cao cấp, bạn lại học hỏi được ở họ một điều gì đó cho bản thân mình.

- Thứ 3: Bạn được tiếp xúc với nhiều người có kinh nghiệm và kỹ năng hơn mình, chính vì thế bạn cũng cần có khả năng thuyết phục họ. Điều này giúp làm tăng khả năng giao tiếp và óc phán đoán của bạn lên rất nhiều.

- Thứ 4: Bạn sẽ có cơ hội được làm việc trong những môi trường linh hoạt. Thay vì gặp gỡ và phỏng vấn ứng viên tại phòng họp hoặc văn phòng làm việc, bạn có thể thay đổi vị trí và không khí của buổi phỏng vấn bằng không gian của 1 quán cafe hoặc một nơi nào đó khác lạ... Tuy nhiên, điều này luôn yêu cầu bạn phải có tính tự giác và tổ chức kỷ luật cao, bởi nếu như bạn quá sa đà vào việc “lạm dụng” khoảng thời gian tự do này, bạn sẽ không thể nào quản lý được tiến độ công việc của mình.

- Thứ 5: Sau một thời gian làm công việc này, bạn sẽ thấy mạng lưới các quan hệ của mình được gia tăng đáng kể, trong số các nhà tuyển dụng và ứng viên mà bạn gặp gỡ, có một số không ít người đã trở thành bạn thân của bạn. Mỗi lần bạn gặp khó khăn trong công việc, bạn lại có rất nhiều bạn bè trong vô số các lĩnh vực khác nhau để hỏi ý kiến, mỗi người lại giới thiệu cho bạn các quan hệ của họ và cứ như thế, nguồn ứng viên của bạn không bao giờ có thể cạn kiệt.

- Thứ 6: bạn luôn có được niềm hạnh phúc được giúp đỡ mọi người có được một công việc phù hợp. Có những trường hợp ứng viên sau khi đi xin việc ở rất nhiều nơi nhưng gặp thất bại đã đến với chúng tôi và được tư vấn kỹ càng về cách tạo lập một hồ sơ đẹp, những kinh nghiệm khi tham dự phỏng vấn, cách gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Kết quả là họ đã thành công ngay sau đó.

- Thứ 7: cũng phải nói rằng thu nhập của một chuyên viên tư vấn tuyển dụng không thấp chút nào. Để đỗ tuyển vào vị trí này, bạn cũng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ngoại hình, tính cách, khả năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ, hiểu biết về marketing nên không phải ai cũng có thể trở thành chuyên viên tư vấn tuyển dụng đâu bạn nhé.

- Thứ tám: khi tiếp xúc với khách hàng đang có nhu cầu tuyển dụng, bạn cũng sẽ thường xuyên nhận được những lời mời hấp dẫn từ các công ty khác, thay vì đi “săn đầu người” thì bạn trở thành “bị săn”. Đôi khi bạn cũng không khỏi dao động trước những vị trí có mức đãi ngộ cao hơn rất nhiều công việc hiện tại. Tuy nhiên, khi đã bước chân vào nghề này và đã đam mê, như một cái duyên bạn cũng không bao giờ muốn rời bỏ nó. Và câu trả lời kiên định của chuyên viên tư vấn tuyển dụng chúng tôi luôn luôn là: “No, thank you”.

Cuối cùng, thay cho lời kết, nếu bạn muốn trở thành một chuyên vấn tuyển dụng mà vẫn còn cảm thấy băn khoăn thì bạn hãy đọc kỹ lại những điều trên nhé.

Nguyễn Sinh

Tin liên quan