Căng thẳng thanh khoản hệ thống ngân hàng

Cập nhật: 15:52 | 18/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thanh khoản đang có biểu hiện căng thẳng cục bộ ở một số ngân hàng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này trong thời gian qua do nhiều yếu tố, có khách quan từ bên ngoài, tuy nhiên chủ yếu vẫn là yếu tố chủ quan của các ngân hàng.  

cang thang thanh khoan he thong ngan hang Ngân hàng lại ôm nỗi lo thanh khoản
cang thang thanh khoan he thong ngan hang Lợi nhuận hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng hơn trong năm 2018
cang thang thanh khoan he thong ngan hang Những quốc gia lọt top 10 ngân hàng an toàn nhất thế giới

Thanh khoản của ngân hàng thương mại (NHTM) được xem như khả năng đáp ứng những nhu cầu tức thời về tiền của NHTM như rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết, chi trả chi phí hoạt động hay những nhu cầu cần phải thanh toán bằng tiền khác. Thanh khoản hệ thống các NHTM trong giai đoạn 2006 - 2017 có thể thấy về cơ bản được đảm bảo an toàn. Tình trạng khủng hoảng thanh khoản diện rộng không xảy ra. Song, có những giai đoạn xảy ra căng thẳng thanh khoản và những khó khăn thanh khoản cục bộ đối với một số NHTM.

cang thang thanh khoan he thong ngan hang
Ảnh minh họa

Thứ nhất, căng thẳng thanh khoản của hệ thống trong giai đoạn có 3 lần xảy ra với diễn biến và tính chất khác biệt nhau. Cụ thể từng lần như sau:

Lần thứ nhất là vào năm 2008, khi tỷ lệ tín dụng/huy động vốn của hệ thống vượt qua mức 100% từ tháng 1/2008 thì ngay từ tháng 2/2008, lãi suất huy động vốn và cho vay tăng cao.

Lần thứ hai thanh khoản NHTM có biểu hiện căng thẳng là tháng 12/2009 khi lãi suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm. Tỷ lệ vốn thanh khoản/tiền gửi huy động từ nền kinh tế tháng 12/2009 giảm ở tất cả các nhóm NHTM so với cuối năm 2008.

Lần thứ ba trong giai đoạn từ tháng 10/2010 - 1/2011, tỷ lệ tín dụng/huy động vốn VND của toàn hệ thống TCTD tăng đáng kể từ mức 98,6% tháng 10/2010 lên mức 100,07% tháng 11/2010. Mặc dù đến thời điểm cuối năm 2010, tỷ lệ này đã giảm nhẹ xuống còn 99,1%. Nhưng ngay sau đó, vào tháng 1/2011, mức 100% lại tiếp tục bị vượt qua và duy trì đến tháng 5/2011.

Thứ hai, đối với trường hợp khó khăn thanh khoản cục bộ, hai trường hợp đã xảy ra và đều được xử lý tích cực với sự hỗ trợ từ NHNN. Do đó, kết quả đã không gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Cụ thể như sau:

Lần thứ nhất, năm 2011, NHNN chính thức công bố thực hiện hợp nhất ba ngân hàng thương mại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Saigon Commercial Bank, SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank, TNB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank, FCB).

Lần thứ hai, cựu lãnh đạo ACB bị bắt ngày 20/8/2012 để điều tra các sai phạm trong hoạt động kinh tế. Chỉ trong vòng 2 ngày làm việc sau đó, các khách hàng đã rút hơn 8.000 tỷ đồng khỏi ACB. Mức độ rút ngày càng cao, trong ngày 21/8 là 3.000 tỷ đồng thì sang ngày 22/8 số tiền bị rút tăng lên 5.000 tỷ đồng. Ngay lập tức, thanh khoản trên thị trường tiền tệ bị ảnh hưởng. Lãi suất cho vay LNH tăng thêm 0,8%/năm.

Những trường hợp căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM có thể được nhận biết thông qua biến động lãi suất trên thị trường. Trường hợp khó khăn thanh khoản cục bộ của một số NHTM riêng lẻ thường kéo theo làn sóng rút tiền tăng đột biến. Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống có thể thấy, các vấn đề về thanh khoản của hệ thống đã luôn được NHNN hết sức quan tâm và điều hành sát sao. Bởi vì, chính những yếu kém về thanh khoản là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc phải thực hiện cơ cấu lại hệ thống để đảm bảo an toàn và phát triển lành mạnh.

Hoài Dương