Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới được tạo ra từ chàng trai 17 tuổi

Cập nhật: 11:50 | 22/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Subway, một trong những thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới, với hơn 44.000 cửa hàng thương hiệu Subway trên toàn cầu và hơn 26.000 cửa hàng tại Mỹ. Lúc bắt đầu, Fred DeLuca còn không biết gì về việc làm bánh mì hay ngành công nghiệp thực phẩm.  

chuoi cua hang thuc an nhanh lon nhat the gioi duoc tao ra tu chang trai 17 tuoi Hành trình từ “nở hoa” đến “bế tắc” của “Sát thủ chi phí”
chuoi cua hang thuc an nhanh lon nhat the gioi duoc tao ra tu chang trai 17 tuoi Hành trình xây dựng chuỗi siêu thị giá rẻ và trở thành tỷ phú giàu nhất nước Đức
chuoi cua hang thuc an nhanh lon nhat the gioi duoc tao ra tu chang trai 17 tuoi Hành trình trở thành nữ doanh nhân thành đạt đất Sài Gòn của CEO Đoàn Thu Thủy

Khởi nghiệp kinh doanh từ năm 17 tuổi

Fred DeLuca sinh năm 1948 trong một gia đình lao động ở Bridgeport, bang Connecticut, Mỹ. Cuộc sống của ông cho tới tận thời niên thiếu vẫn chìm đắm trong cơ cực và bần hàn.

Mùa hè năm 1965, một người bạn lâu năm của gia đình, Peter Buck đã mời cả nhà Fred DeLuca đến dự liên hoan tân gia. Như một sự tình cờ, Fred DeLuca đã tâm sự khó khăn của mình với Buck và hy vọng được giúp đỡ về mặt tài chính.

chuoi cua hang thuc an nhanh lon nhat the gioi duoc tao ra tu chang trai 17 tuoi
Fred DeLuca, người đã sáng lập Subway ở tuổi 17

Trong đầu không hề mảy may một ý định kinh doanh, Fred DeLuca chỉ mơ ước và tin rằng mình sẽ học đại học y, học thật giỏi và sau này làm nghề bác sĩ sẽ có tiền trả nợ. Câu chuyện diễn ra khá suôn sẻ chỉ tới khi ông Buck từ chối cho chàng thanh niên Fred vay tiền. Thay vào đó, ông chú Buck đã đưa ra một lời khuyên. "Cháu hãy mở hiệu bán bánh mỳ và kiếm tiền từ đó".

Sau câu hỏi: "Nếu mở hiệu bánh mì thì cháu phải làm cụ thể những gì?", và lời gợi ý đơn giản của ông Buck: "Rất đơn giản, ai cũng làm được, chỉ cần có một cửa hiệu, mua bánh mì, rồi mua thịt nguội xúc xích kẹp vào và bán cho khách, và thế là cháu sẽ có tiền". Fred Deluca đã thực sự khởi nghiệp.

Khó khăn lớn nhất là có tiền thuê cửa hàng. Và trước quyết tâm kiếm tiền mãnh liệt, năm 1965, Fred DeLuca, 17 tuổi đã hỏi vay Tiến sĩ Peter Buck khoản tiền 1.000 USD.để có tiền thuê cửa hàng và đặt làm một cái bàn để bán bánh mỳ.

Ban đầu DeLuca lấy tên thương hiệu là "Pete’s Super Submarines" (Siêu tàu ngầm của Pete). Tuy nhiên, khi nghe đọc tên này trên các quảng cáo phát thanh địa phương, "Pete’s Submarines" nghe có vẻ giống như "Pizza Marines” khiến người nghe có ấn tượng sai về thương hiệu. Nên cuối cùng, DeLuca và người đồng sáng lập của ông đã quyết định đổi tên thương hiệu “Pete's Subways” chỉ còn “Subway” vào năm 1968.

DeLuca thừa nhận trong cuốn sách ông xuất bản năm 2012 rằng khi mới khởi nghiệp ông không biết gì về việc làm bánh mì hay ngành công nghiệp thực phẩm.

Mặc dù thiếu kinh nghiệm, trẻ người và tài chính hạn hẹp nhưng DeLuca đã cho thấy thành công khá nhanh chóng: Ông và Buck đã bán được 312 chiếc bánh mì trong ngày đầu tiên - mỗi chiếc có giá khoảng 49-69 xu, theo trang web của Subway.

chuoi cua hang thuc an nhanh lon nhat the gioi duoc tao ra tu chang trai 17 tuoi
Bên trong một cửa hàng Subway

Kết quả là DeLuca đã không chỉ hoàn thành mục tiêu kiếm đủ tiền để trang trải chi phí học đại học mà còn tiến nhanh trên con đường đến ngôi vị tỷ phú.

DeLuca làm chủ tịch của Subway từ năm 1965 cho đến khi ông qua đời vào năm 2015. Trước khi qua đời ông đã chọn em gái Suzanne Greco là người kế nghiệp.

Chia sẻ và thay đổi

Fred DeLuca cho biết rằng: “theo tôi thành công nhất của tôi là biết chia sẻ và thay đổi”.

Điểm mạnh của thương hiệu là tất cả các loại bánh mỳ mà Subway cung cấp đều do trực tiếp cửa hàng sản xuất trong ngày, các loại xúc xích, thịt nguội hay rau củ ăn kèm đều là những thực phẩm trứ danh và khá đắt tiền.

Khách hàng đến với Subway không những được tự thiết kế chiếc bánh theo sở thích của mình, mà còn được chứng kiến toàn bộ quy trình từ việc cắt bánh tới việc kẹp bánh và nướng bánh… Vì những lý do trên, cửa hàng bán bánh mì của Fred DeLuca rất đông khách.

Tới năm 1974, Fred DeLuca đã mở được 16 cửa hàng, tất cả đều ở vùng Connecticut. Vẫn không cảm thấy đủ, Fred DeLuca rất muốn mở thêm nhiều cửa hàng, ông đặt mục tiêu đến năm 1975 phải tăng số lượng cửa hàng bánh mì Subway lên gấp đôi.

chuoi cua hang thuc an nhanh lon nhat the gioi duoc tao ra tu chang trai 17 tuoi
Một số sản phẩm fastfood của Subway

DeLuca và Buck bắt đầu cho phép nhượng quyền thương mại cửa hàng Subway đầu tiên tại Wallingford, Connecticut.

Sau đó, các cửa hàng nhượng quyền của Subway càng mở rộng theo thời gian. Cửa hàng nhượng quyền thương mại quốc tế đầu tiên của Subway được mở vào năm 1984 tại Bahrain (một quốc gia Trung Đông).

Đối tác nhận nhượng quyền kinh doanh được mang hiệu Subway và tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động kinh doanh của mình. Subway chỉ thu phí li - xăng một lần duy nhất cùng với một tỉ lệ nhất định doanh thu bán hàng. Quyết định đúng đắn đã đem lại thành công tuyệt đối cho tập đoàn.

Sau 10 năm, năm 1986, Subway có mặt tại Canada và ngày nay, có các nhà hàng Subway có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, Brazil, Nga...

Tính riêng tại Mỹ, Subway có hơn 26.000 cửa hàng, tương đương hơn 500 cửa hàng ở mỗi tiểu bang.

Ngoài ra, Subway chỉ đơn thuần là thương hiệu bánh mỳ ăn nhanh tuy nhiên, khả năng thích ứng nhanh đã khiến thương hiệu không những đứng trụ một cách vững vàng mà còn cạnh tranh mạnh mẽ với các "ông lớn" cùng ngành. Thực tế, sản phẩm của Subway vốn luôn ít béo nhưng lúc đầu chúng chỉ được giới thiệu như những chiếc bánh mỳ bình thường, thế nhưng khi thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, Subway thoắt cái đã biến thành một thương hiệu đồ ăn tốt cho sức khỏe.

Các thương hiệu lớn như McDonald, Burger King cũng mong mỏi được bán những sản phẩm "vì sức khỏe" như thế nhưng không thể thuyết phục được khách hàng vì thương hiệu của họ giờ đã gắn liền với khoai tây chiên và những chiếc bánh mỡ màng. Với vị thế là nhà cung cấp đồ ăn có lợi cho sức khỏe, Subway thâm nhập được cả những phân khúc thị trường mà các đại gia khác trong làng fast - food chỉ có thể bất lực đứng nhìn.

Lương Đức