“Sếp tồi” và những dấu hiệu để nhận biết (P2)

Cập nhật: 07:00 | 04/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Một vị sếp sẽ bị đánh giá là tồi nếu có những dấu hiệu như: không bao giờ nhận sai, kiểm soát đến từng tiểu tiết, nói dối…  

sep toi va nhung dau hieu de nhan biet p2 Những “tật xấu” làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn (P2)
sep toi va nhung dau hieu de nhan biet p2 Muốn trở nên giàu có, hãy học cách tiết kiệm từ những khoản tiền nhỏ
sep toi va nhung dau hieu de nhan biet p2 Những “tật xấu” làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn (P1)

Theo một khảo sát thực hiện bởi Lynn Taylor Consulting, các nhân viên thường lãng phí khoảng 19,2 giờ mỗi tuần để lo lắng về lời nói và hành động của sếp. Dựa trên cuốn sách "Bad Bosses, Crazy Coworkers & Other Office Idiots" của Vicky Oliver và cuộc phỏng vấn với Lynn Taylor, Bussiness Insider đưa ra những dấu hiệu chứng tỏ bạn có một vị sếp tồi.

Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận diện những vị sếp tồi.

Không bao giờ nhận sai

Học cách thừa nhận sai lầm của chính mình là một trong những điều tuyệt vời nhất mà bạn có thể làm cho đồng nghiệp. Nếu sếp bạn không bao giờ nhận sai, đồng nghĩa với việc họ không sẵn sàng bước khỏi vùng thoải mái của bản thân. Một nghiên cứu của Lynn Taylor Consulting chỉ ra, 91% nhân viên cho biết, một người quản lý luôn sẵn sàng nhận lỗi chính là nhân tố quan trọng làm cho họ hài lòng với công việc.

sep toi va nhung dau hieu de nhan biet p2
“Sếp tồi” và những dấu hiệu để nhận biết (Ảnh minh họa)

Hay hứa hẹn và thường thất hứa, kỳ vọng nhân viên phải giống họ

Hứa hẹn quá nhiều là biểu hiện của một ông sếp không đáng tin cậy. Taylor cho biết: “Bạn từng được sếp hứa thăng chức, tăng lương, nhưng tất cả những gì bạn nhận được chỉ là sự im lặng. Nếu trao đổi trực tiếp không đi đến đâu, bạn hãy thử hỏi sếp qua email. Đến nước này mà lãnh đạo không phản hồi, bạn hãy đề phòng”.

Có thói quen triệu tập nhân viên vào ngày nghỉ

Bạn làm việc vất vả cả tuần mới có được 2 ngày nghỉ, song lãnh đạo của bạn lại không hề do dự khi triệu tập bạn đến cơ quan. Để đối phó, Oliver khuyên nên đặt ra giới hạn ngay từ đầu. Còn Taylor nói: “Dù là bạn lên kế hoạch nghỉ một ngày, về sớm, hay nghỉ phép dài ngày, hãy thông báo trước với sếp, đồng thời bảo đảm với họ rằng mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát”.

Kiểm soát đến từng tiểu tiết

Sếp của bạn liệu có huênh hoang, độc đoán, đến mức khiến bạn cảm thấy mình không thể hoàn thành bất cứ thứ gì? Đây có lẽ là vấn đề muôn thuở. Bởi vậy, bạn hãy chuẩn bị tâm lý ngay từ đầu. Nếu sếp muốn có bản “tường thuật chi tiết” mọi buổi họp, email hay cuộc gọi, bạn hãy ghi chép thật cẩn thận mọi giao dịch kinh doanh và gửi cho họ. Khi ấy, lãnh đạo sẽ nghĩ họ đang nắm rõ mọi thứ, và để bạn yên.

Không muốn nghe ý kiến của nhân viên

Ở đâu cũng có những ông sếp ngoan cố. “Nhưng giữa việc tỏ ra không phục tùng và tranh cãi để bảo vệ ý kiến của mình luôn có một ranh giới”, Taylor cho biết. Theo lời khuyên của ông, cách tốt nhất là cố gắng tránh những trận chiến kiểu cũ rích, đồng thời tìm cách thay đổi lập luận của mình để dễ đi đến thỏa hiệp. Điều này sẽ làm họ mất đi khả năng nhìn nhận năng lực, cũng như những giá trị mà bạn mang lại cho công ty. Họ cũng không thể tự nhận ra là mình đang đối xử bất công với bạn.

Đưa ra những nhận xét chẳng liên quan

"Có bao giờ bạn cảm thấy mình chẳng học hỏi được gì sau những nhận xét từ sếp? Những nhận xét đó chẳng hề hữu ích? Có khả năng là sếp không chắc chắn về những thứ muốn nói với nhân viên, đồng nghĩa với việc họ không có đủ năng lực làm sếp. Hoặc cũng có thể, họ không muốn truyền lại cho bạn bất cứ thứ gì hữu ích", Oliver chia sẻ.

Bằng mặt nhưng không bằng lòng và phớt lờ nhân viên

Taylor cho biết, hầu hết các nhân viên đều muốn được sếp phê bình trực tiếp, thẳng thắn, thay vì kiểu giả bộ hài lòng nhưng lại đi đâm sau lưng. Do đó, nếu đơn giản là các lãnh đạo không để ý đến bạn thì đó cũng là vấn đề.

Phân tán sự chú ý người khác dành cho bạn

Sếp bạn có liên tục dùng từ “tôi” khi nói đến những thành công? Họ có bao giờ “quên” mời bạn đến dự buổi họp để trình bày công việc của chính bạn? Có thể là ông/bà ấy đang cố tính hất bạn ra khỏi “sân khấu” để họ được ở lại đó trong ánh hào quang. Taylor nói thêm: “Những ông sếp xấu tính luôn nhận công về mình, trong khi thành tích đạt được là nhờ bao nỗ lực của bạn. Giải pháp tốt nhất là cố gắng tìm ra gốc rễ của vấn đề”.

Sếp “bà tám”

Thật thiếu chuyên nghiệp khi chính người quản lý đi “bà tám” về những tin đồn liên quan đến nhân viên của mình. Taylor chia sẻ: "Nếu thấy sếp đang cố lôi mình vào cuộc tám chuyện, thì tốt hơn hết là bạn chủ động tránh xa chủ đề ấy một cách khéo léo, nếu không thì bạn sẽ vô tình cô lập người kia một khi những tin đồn lan xa. Hãy cố gắng đưa mọi người quay lại với chủ đề chính: Tôi chưa nghe thấy tin này bao giờ. Nhưng tiện đây, tôi muốn thông báo một vài tin tốt về XYZ…”

Không bao giờ thảo luận về tương lai hay tạo cơ hội cho bạn phát triển

Một người điều hành tốt sẽ thảo luận những cơ hội phát triển lâu dài của bạn tại công ty thay vì chỉ nói đến việc kinh doanh. Taylor nói thêm: “Những lãnh đạo hiểu biết sẽ thường xuyên gặp mặt đội ngũ nhân viên của mình, thay vì ngồi chờ đến trường hợp khẩn cấp”.

Không hài lòng với những gì bạn làm

Một người quản lý tốt sẽ ý thức được rằng, bạn có quỹ thời gian hạn chế và không thể nào làm tất cả mọi việc cùng một lúc.

Bị ảnh hưởng bởi những nỗi sợ vô cớ

Việc lãnh đạo thường phát ngôn và hành động như thể ngày tận thế sắp đến sẽ khiến cả văn phòng sợ hãi, đồng thời làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn. Lời khuyên là hãy đưa ra những câu “giả sử” với sếp, và chỉ ra mặt tích cực của tình hình bằng các dẫn chứng thực tiễn.

Bỗng dưng sếp tước mất dự án của bạn

Bạn được giao một dự án vào thứ sáu, nhưng thứ hai tuần sau, sếp bất ngờ giao nó cho một người khác. Khi ấy, bạn có quyền được làm sáng tỏ mọi thứ. Tuy nhiên, lời khuyên đưa ra là không được để cảm xúc lấn át, hãy suy nghĩ thật thấu đáo sau đó gặp trực tiếp lãnh đạo và trình bày.

Nhân Mã