Tín dụng đen núp bóng giao dịch P2P Lending

Cập nhật: 00:21 | 28/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng đã đồng loạt ra quân triệt phá, ngăn chặn hoạt động cho vay nặng lãi, "tín dụng đen". Riêng trong 4 năm gần đây, toàn quốc có hơn 7.600 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen bị phát hiện.  

tin dung den nup bong giao dich p2p lending “Cơn bão” tín dụng đen diễn biến rất phức tạp
tin dung den nup bong giao dich p2p lending Đề xuất nâng hạn mức cho vay tín chấp để chặn “tín dụng đen”
tin dung den nup bong giao dich p2p lending Ngành ngân hàng lên kế hoạch đối phó với tín dụng đen

Theo ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước, trong 4 năm gần đây theo số liệu sơ bộ của Cơ quan công an, toàn quốc có hơn 7.600 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen. Trong số đó, có 170 vụ lừa đảo, lạm dụng liên quan tới huy động vốn lãi suất cao với số tiền hàng nghìn tỷ đồng.

Ông Anh cho biết thêm, hiện chưa có khái niệm chính thống cũng như quy định pháp luật về tín dụng đen. Thực tế, tín dụng đen được hiểu là các tổ chức, cá nhân có hoạt động cho vay không được cấp phép của NHNN (Ngân hàng Nhà nước) với lãi suất rất cao so với quy định hay còn gọi là cho vay nặng lãi.

tin dung den nup bong giao dich p2p lending
Hình minh họa.

Đối tượng tín dụng đen nhắm tới là cá nhân có công việc không ổn định, cần tiền gấp khi có việc đột xuất như ma chay, cưới hỏi, hay những đối tượng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ít am hiểu về hoạt động vay vốn.

Đặc biệt, đối tượng tín dụng đen nhắm tới là cờ bạc, cá độ bóng đá khi vay núp bóng dưới hình thức là tiệm cầm đồ, mạng xã hội, công ty tư vấn đầu tư.

Thủ tục cho vay nhanh, không quy định lãi suất mà quy định số tiền nhất định trong ngày, ví dụ 1 triệu đồng/ngày. Để thu nợ, các đối tượng sử dụng nhiều biện pháp trái pháp luật như đe doạ, sử dụng đòi nợ thuê.

Theo đại diện NHNN, tín dụng đen khi đổ vỡ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt, ảnh hưởng xấu đến hậu quả kinh tế xã hội, mất an toàn trật tự, gây ra đòi nợ thuê bất hợp pháp, ảnh hưởng an ninh xã hội, tính mạng của người đi vay.

Đại diện cơ quan quản lý trong lĩnh vực ngân hàng cũng cảnh báo nhiều rủi ro khác với các bên tham gia như trường hợp có thể bị đánh cắp thông tin, một số đối tượng núp bóng giao dịch P2P Lending để trốn thuế, rửa tiền, hay biến tướng của nền tảng này như việc huy động tài chính đa cấp, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen.

Theo ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), nền tảng cho vay ngang hàng (P2P Lending) xuất hiện một thập niên gần đây trên thế giới và mô hình này đã có tại Việt Nam thông qua một số công ty cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế hoạt động đã bộc lộ nhiều điểm tồn tại như quảng cáo không minh bạch về mức lợi nhuận, không cung cấp hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác về các rủi ro mà các bên tham gia hay trường hợp nhiều nền tảng cũng đưa ra mức lãi suất cao phi thực tế để lôi kéo người cho vay tham gia.

"Trong hệ sinh thái này, người cho vay có thể đối mặt nhiều rủi ro mất tiền do không thực hiện đúng thoả thuận, lừa đảo, hoặc công ty cung cấp dịch vụ không thực hiện đúng quy trình định danh và phòng chống rửa tiền”

Tùng Linh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm