Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang có chiều hướng gia tăng

Cập nhật: 17:23 | 22/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thông tin tại cuộc họp Giao ban thường trực BCĐ 389 quốc gia quý 3 và triển khai nhiệm vụ quý 4 năm 2018 diễn ra chiều nay (22/11/2018) tại Hà Nội cho thấy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại xảy ra trên các tuyến đường bộ, đường biển, hàng không vẫn có nhiều diễn biến phức tạp.  

tinh trang buon lau gian lan thuong mai va hang gia dang co chieu huong gia tang Buôn lậu trên tuyến cảng biển diễn biến phức tạp
tinh trang buon lau gian lan thuong mai va hang gia dang co chieu huong gia tang Cảnh sát biển 3 tạm giữ tàu chở dầu trái phép
tinh trang buon lau gian lan thuong mai va hang gia dang co chieu huong gia tang Tăng thuế thuốc lá: Tránh vô tình kích cầu buôn lậu

Tuyến biên giới miền Trung, tại khu vực Lao Bảo, La Lay - Quảng trị, Cầu Treo - Hà Tĩnh tình trạng buôn lậu thuốc lá điếu, rượu ngoại, đường cát, gỗ,... có dấu hiệu hoạt động mạnh. Buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy có xu hướng gia tăng. Điển hình, tháng 9/2018, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã phát hiện, bắt giữ vụ 200.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.

Bên cạnh đó, tuyến biên giới đường bộ tình hình vận chuyển pháo các loại cũng gia tăng do thời điểm gần Tết Nguyên đán. Trong tháng 10/2018, lực lượng Bộ đội biên phòng Cao bằng đã phát hiện, bắt giữ 2,5 tấn pháo nổ.

tinh trang buon lau gian lan thuong mai va hang gia dang co chieu huong gia tang
Quang cảnh buổi Giao ban. Ảnh: TH

Tuyến biên giới Tây Nam Bộ, mặt hàng nhập lậu chủ yếu là: thuốc lá điếu ngoại, đường cát Thái Lan, mỹ phẩm, quần áo cũ, vải khúc, phụ tùng xe ô tô, hàng điện tử và điện lạnh đã qua sử dụng, gỗ, sản phẩm từ gỗ và hàng hóa tiêu dùng... Đặc biệt mặt hàng thuốc lá, đường cát gia tăng trên các tuyến biên giới thuộc các huyện Tịnh Biên, An Phú, Châu Đốc, Tân Châu (An Giang), Ninh Hòa (Long An).

Tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế nổi lên hiện tượng các đối tượng ngụy trang thảo mộc có chứa chất ma túy trong các loại bưu phẩm gửi theo loại hình quà biếu từ nước ngoài về Việt Nam.

Nhiều vụ vi phạm bị phát hiện là hàng hóa gọn nhẹ có giá trị kinh tế cao và dễ cất dấu như vàng, sản phẩm động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, thiết bị công nghệ, rượu ngoại, thuốc lá, xì gà. Điển hình vụ lực lượng Hải quan phát hiện, thu giữ hơn 1.000 điện thoại qua sân bay Nội Bài, hơn 200 điện thoại qua sân bay Tân Sơn Nhất.

Tuyến biển đường biển hiện nay, tình trạng nhập phế liệu về Việt Nam để chế biến đang là vấn đề nóng và nan giải đối với các các cơ quan quản lý. Do không đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, nhiều doanh nghiệp đã gian lận khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, hoặc sử dụng giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường giả khi làm thủ tục hải quan. Trong thị trường nội địa, tình trạng sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng bách hóa tiêu dùng còn diễn ra nhiều nơi, từ thành thị xuống nông thôn. Các mặt hàng là dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc,… vẫn có chiều hướng gia tăng. Điển hình, tháng 8/2018, Chi cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an TP. Hải Phòng kiểm tra đột xuất 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm tại quận Kiến An, phát hiện 65 thùng các tông chứa các loại mỹ phẩm như dầu gội đầu, sản phẩm làm trắng da, sữa tắm... có trọng lượng gần 2 tấn. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở sản xuất không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp lô hàng trên.

Hoạt động buôn bán hàng qua mạng Internet diễn ra rất phổ biến nhưng chưa được kiểm soát hiệu quả, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bị trà trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia tiếp tục triển khai nhiệm vụ công tác quý III/2018 tới các bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Thường trực, trong đó tập trung: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ; Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ và Quyết định 05/QĐ-BCĐ của BCĐ 389 quốc gia ngày 23 tháng 9 năm 2015 v/v đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 30/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2014 về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá. Triển khai, chỉ đạo các lực lượng thực hiện Công điện số 229 ngày 15/6/2018 công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh trái phép xì gà, bước đầu đã thu được kết quả nhất định.

Ban hành Kế hoạch 11/KH-BCĐ389 ngày 8/8/2018 triển khai Chỉ thị 17/CP-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền đã ban hành

Tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành chức năng có liên quan sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm chấn chỉnh những bất cập trong thực thi nhiệm vụ của lực lượng chức năng, ngăn chặn việc lợi dụng vi phạm pháp luật, hỗ trợ các lực lượng nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt quan điểm không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả... tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức các lực lượng chức năng từ Trung ương đến các địa phương; khen thưởng, động viên, nêu gương kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại; nâng cao tinh thần tố giác, không tham gia, không tiếp tay vi phạm pháp luật.

Kết quả, theo báo cáo sơ bộ, quý III/2018, các đơn vị chức năng cả nước đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 79.515 vụ việc vi phạm (tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2017), thu nộp NSNN đạt 6.451 tỷ 380 triệu đồng (bằng 83% so với cùng kỳ 2017), khởi tố 284 vụ (bằng 81% so với cùng kỳ 2017), 339 đối tượng (bằng 70% so với cùng kỳ 2017).

Nhiệm vụ đặt ra những tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đặc biệt là Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ, Quyết định số 05/QĐ-BCĐ389 ngày 23 tháng 9 năm 2015 về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2014, Công điện số 229/CĐ-BCĐ389 ngày 15/6/2018 về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu mặt hàng thuốc lá, xì gà; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018, Kế hoạch 11/KH-BCD389 ngày 8/8/2018 triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền và Kế hoạch số 05/KH-BCĐ389, ngày 22/2/2018 v/v Kế hoạch công tác năm 2018 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia,...

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, các bộ, ngành xây dựng, sửa đổi, bổ sung và đề xuất kiến nghị các văn bản qui phạm pháp luật không còn phù hợp liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đặc biệt là sửa đổi, bổ sung các quy định còn sơ hở thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành để hỗ trợ lực lượng chức năng nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới.

Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và theo chức năng, địa bàn, lĩnh vực quản lý.

Nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn đơn vị phụ trách để nhận diện các hiện tượng nổi cộm, các mặt hàng mới nổi để đấu tranh ngăn chặn.

Đồng thời tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các lực lượng, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra các vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận, thương mại trên địa bàn tỉnh quản lý. Chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các vụ việc đã phát hiện, tránh kéo dài gây dư luận xấu trong xã hội; rà soát các vụ việc nổi cộm để xử lý đúng người, đúng tội.

Tùng Linh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm