Góc chuyên gia: Điều cần nhất của thị trường chứng khoán bây giờ là thời gian

Cập nhật: 10:58 | 04/05/2022 Theo dõi KTCK trên

"Thị trường chứng khoán đã giảm có phần thái quá, rất nhiều cổ phiếu trong nhóm VN30 rơi về vùng hấp dẫn. Thị trường có lên được như cũ hay không cần thêm thời gian",...

Theo thống kê của Chứng khoán VNDirect, sự sụt giảm mạnh trong tháng vừa qua đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong số các thị trường chứng khoán diễn biến kém nhất trong tháng 4/2022 và kể từ đầu năm. So với đầu tháng 4, VN-Index giảm mạnh 12,1%, cũng là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 8/2021.

5513-c24
Góc chuyên gia: Điều cần nhất của thị trường chứng khoán bây giờ là thời gian

Có thể thấy, trong tháng 4, thị trường liên tục bị điều chỉnh mạnh, VN-Index đã có phiên giảm sâu hơn 68 điểm (25/4), thậm chí có thời điểm, mốc 1.300 điểm đã bị xuyên thủng (26/4). Dù sau đó, thị trường đã bắt đầu có tín hiệu dần phục hồi, song để có thể khẳng định rằng thị trường đã tạo đáy hay chưa thì vẫn còn là câu hỏi để ngỏ.

“Để nhận định thị trường đã tạo đáy và tiếp tục đi lên trong thời gian sắp tới có lẽ là hơi sớm. Hiện, VN-Index đã đánh mất các vùng hỗ trợ quan trọng, trong khi áp lực bán tại vùng cao vẫn còn hiện hữu. Vì vậy, phải có một lượng cầu đủ lớn để hấp thụ hết lượng hàng bán ra mới có thể khiến chỉ số tìm lại xu hướng tăng”, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán Agriseco nêu quan điểm.

Tuy nhiên, quan sát các phiên gần đây, dòng tiền bắt đáy đã không còn dồi dào như trước, thanh khoản liên tục xuống mức kỷ lục. Cụ thể, thanh khoản trung bình tuần qua (25-29/4) chỉ đạt khoảng 18.000 tỷ, thấp hơn gần 25% so với 3 tuần trước đó.

Theo lý giải của ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, thị trường đã trải qua giai đoạn giảm mạnh, tâm lý nhà đầu tư dần trở nên thận trọng và hoài nghi.

"Thị trường chứng khoán đã giảm có phần thái quá, rất nhiều cổ phiếu trong nhóm VN30 rơi về vùng hấp dẫn. Thị trường có lên được như cũ hay không cần thêm thời gian", ông Ngọc nói.

Tồn tại nhiều mối lo

Ngoài vấn đề thanh khoản, trong báo cáo mới đây, VNDirect cho rằng, thị trường vẫn còn tồn tại nhiều mối lo ngại. Trước hết, xung đột Nga – Ukraine kéo dài hơn dự kiến và chính sách “Zero-COVID” ở Trung Quốc có nguy cơ lớn làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế vào năm 2022. Hiện, các tổ chức nghiên cứu lớn đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống khoảng 2,9-3,6% so với cùng kỳ, giảm từ mức 5,7% vào năm 2021.

Bên cạnh đó, thông tin từ biên bản cuộc họp mới nhất của Uỷ ban thị trường mở Liên bang (FOMC) cho thấy, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh hơn dự kiến (tăng lãi suất thêm 0,5 điểm %). Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, bao gồm cả các thị trường phát triển và mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Không chỉ vậy, lạm phát trong nước cao hơn dự kiến có thể cản trở tăng trưởng kinh tế và khiến chính sách tiền tệ trở nên thắt chặt. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có ít dư địa hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Không chỉ vậy, đồng USD mạnh lên cũng gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam, dẫn đến nguy cơ rút vốn đầu tư gián tiếp khỏi Việt Nam, đồng thời gia tăng áp lực lên nợ công.

Quý I/2022, Yeah1 (YEG) báo lỗ hơn 52 tỷ đồng so với cùng kỳ

CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán YEG - sàn HOSE) vừa công bố Báo cáo tài chính quý I/2022. Theo đó YEG ghi nhận ...

Xuân Hòa Việt Nam (XHC): Quý I/2022 lỗ gần 3 tỷ đồng, loạt lãnh đạo rời “ghế nóng”

Mới đây, CTCP Xuân Hòa Việt Nam (UPCoM: XHC) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 với kế hoạch kinh doanh và kế hoạch ...

Chứng khoán phiên sáng 4/5: Nhóm bất động sản chìm sâu, VN-Index xa rời tham chiếu

Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bằng sắc đỏ với áp ...

Linh Đan