Sai lầm nào khiến bạn mua sắm không kiểm soát, biết tốn mà vẫn tiêu?

Cập nhật: 08:26 | 08/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Dưới đây sẽ là 4 hiểu nhầm cực kỳ tai hại khiến bạn đưa ra những quyết định mua sắm có hối cũng không kịp.

Steve Jobs mặc một kiểu áo cổ lọ màu đen suốt hơn 10 năm, Zuckerberg có một tủ áo phông xám… Đây là những hình mẫu tốt, nhưng không phải ai cũng có thể trở nên giống họ. Cái gọi là tiêu dùng tỉnh táo và có ý thức thực chất là hiểu rõ nhu cầu thực sự của bản thân, không để bị hấp dẫn bởi quảng cáo. Dưới đây sẽ là 4 hiểu nhầm cực kỳ tai hại khiến bạn đưa ra những quyết định mua sắm có hối cũng không kịp.

Sai lầm nào khiến bạn mua sắm không kiểm soát, biết tốn mà vẫn tiêu?
Sai lầm nào khiến bạn mua sắm không kiểm soát, biết tốn mà vẫn tiêu?

Chúng ta thường xuyên cho rằng các sản phẩm đa chức năng sẽ tốt hơn, nhưng sự thật thì không phải như vậy. Thời học sinh, những cây bút tích hợp nhiều màu khác nhau rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì đây sẽ là các tình trạng có thể xảy ra: Khi một trong những màu yêu thích được sử dụng hết thì chiếc bút kia bị quăng xó; khi đang vội vàng để viết, thật lãng phí thời gian để chọn màu sắc yêu thích của bạn; hoặc sẽ cảm thấy rằng bút một màu tốt hơn.

Chiếc bút này chính là một ví dụ điển hình cho suy nghĩ “đa năng thì tất nhiên tốt hơn". Ngay cả những món thường xuyên sử dụng cũng sẽ có "chức năng thừa", chẳng hạn như chức năng làm bánh đi kèm với nồi cơm điện. Những chức năng thừa này ít giá trị sử dụng thực tế, nhưng lại dễ tạo thiện chí với người tiêu dùng khi được bày bán.

Vậy nên, khi mua sắm, hãy hạn chế những sản phẩm có các "chức năng thừa". Ví dụ khi mua nồi cơm điện nên chọn loại nấu ngon nhất, thay vì những chiếc nồi có nhiều “nghề" với giá đắt hơn nhưng lại hiếm khi được sử dụng. Bạn muốn làm một chiếc nồi có thể làm bánh? Hãy đi ra ngoài và rẽ trái để mua một cái lò nướng.

Hiểu lầm thứ hai chính là “vài món đồ nhỏ sẽ khiến cuộc sống trở nên tinh tế hơn". Những đồ vật nhỏ có vẻ không tốn diện tích và không quá đắt tiền thường là những món đồ... vô dụng nhất. Mọi người cứ nghĩ mua một hai món cũng chẳng nhiều nhặn gì nhưng nếu bạn đã xem bộ sưu tập son môi được các cô gái đăng trên Weibo, hàng chục, hàng trăm thỏi son đó cũng chỉ là những món đồ nhỏ nhắn, giá có thể không quá đắt nhưng khi cộng lại mới thấy tốn kha khá tiền.

Chỉ cần thêm một vài chức năng hoặc thiết kế sao cho đẹp mắt, gọn gàng sẽ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn nghĩ rằng đó là điều cần thiết, và họ đã hoàn thành một chiến dịch tiếp thị.

Lấy một ví dụ đơn giản, khi chúng ta nấu ăn, nắp thường được lật lên, cầm trên tay hoặc đặt trên mặt bếp. Các thương nhân tạo ra nhu cầu, tạo ra các mặt hàng "giá đỡ nắp nồi", rồi sản xuất cho ra thị trường với những miêu tả mỹ miều “Là sự lựa chọn của các bà nội trợ thông thái” hay “Là 1 trong 10 món đồ nhỏ nhưng không thể thiếu trong một chiếc bếp"...

Hiểu lầm thứ ba khi mua sắm mà nhiều người tiêu dùng mắc phải chính là “Nếu tôi mua nó, có thể tôi…”. Ở thời điểm hiện tại, marketing sẽ khiến bạn nghĩ rằng bạn có thể trở nên giống ai đó và sống một cuộc sống cực kỳ đầy đủ bằng cách mua một thứ gì đó.

Son môi của hãng này và phấn mắt của hãng kia nhằm khiến bạn lầm tưởng rằng chúng sẽ giúp bạn trở nên thật quyến rũ chỉ khi bạn mua và sử dụng nó. Đối với những người đang trong giai đoạn tích luỹ tài chính, nên tỉnh táo trước những mánh quảng cáo của các thương hiệu. Hãy biết bạn cần cái gì và phù hợp với cái gì, tránh để tiền đi xa chỉ vì tin vào quảng cáo.

Hiểu lầm cuối cùng chính là mua nhiều để dự trữ. Các trang thương mại điện tử thích bán sản phẩm số lượng lớn và mức chiết khấu cao nhằm đánh vào nhu cầu thích rẻ, thích nhiều của người tiêu dùng. Một phần nguyên nhân cũng là do chi phí tồn kho quá cao nên nếu bán theo cách này sẽ khiến mình rỗng kho, lại còn có thể lời một khoản nhỏ. Tất nhiên, cách này của các thương nhân thực sự rất hiệu quả. Không ít người liên tục đặt đơn để mua một thùng đồ về dự trữ với ý định “Dùng dần, đằng nào cũng cần", căn nhà đã nhỏ nay càng chật chội hơn.

Hãy cố gắng đừng tích trữ. Ngay cả khi bạn muốn tích trữ, hãy tránh các mặt hàng và đồ dùng vệ sinh có hạn sử dụng. Ví dụ như tình trạng da của mọi người rất dễ thay đổi theo môi trường, tâm trạng, hay do căng thẳng và các yếu tố khác. Người bình thường khó có thể sử dụng cùng một sản phẩm làm sạch trong thời gian dài.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

6 điểm chung trên con đường làm giàu của người thành công

Theo những nghiên cứu và thống kê 21 doanh nhân tỷ phú tự thân trên khắp thế giới, có 6 điểm chung sau đây khiến ...

Bước qua mùa "bão giá"

Là một người tiêu dùng, tất nhiên chúng ta sẽ rất khó để có thể thoát khỏi cạm bẫy khuyến mãi. Tuy nhiên, cũng không ...

CEO Apple Tim Cook và lời khuyên dành cho các sinh viên mới tốt nghiệp

CEO Apple cũng khuyến nghị một cách để thực hiện được điều này: Hãy tưởng tượng một tình huống không thể đoán trước và sau ...

Linh Đan (s/t)

Tin liên quan