Tiền mặt của Thế giới Di động lên cao kỷ lục, vượt 30.000 tỷ đồng

Cập nhật: 07:03 | 01/05/2024 Theo dõi KTCK trên

Nhờ nắm giữ lượng tiền dồi dào giúp Thế Giới Di Động đem về khoản lãi tiền gửi gần 500 tỷ đồng quý đầu năm.

Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu thuần đạt 31.486 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế ghi nhận 902,97 tỷ đồng, tăng 41,4 lần so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 19,2%, lên 21,3%.

Doanh thu 4 tháng đầu năm của Thế giới Di động sụt giảm 23%.
Thế giới di động vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024

Được biết, trong giai đoạn bình thường từ quý I/2021 đến quý III/2022, lợi nhuận hàng quý của Thế Giới Di Động từ 906,8 tỷ đồng đến 1.562 tỷ đồng/quý.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp của Thế Giới Di động tăng 28,7% so với cùng kỳ, lên 6.712 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 63%, lên 585,3 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 26,8%, lên 375,2 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 11,4%, lên 5.689 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, trong quý đầu năm 2024 mặc dù chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã tăng nhưng việc lợi nhuận gộp tăng, đồng thời doanh thu tài chính tăng đó giúp lãi của Thế Giới Di Động tăng mạnh.

Được biết, trong năm 2024, Thế Giới Di Động đặt kế hoạch doanh thu 125.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế dự kiến 2.400 tỷ đồng, tăng 13,29 lần so với thực hiện trong năm 2023.

Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2024 với lãi ghi nhận 902,97 tỷ đồng, Thế Giới Di Động đã hoàn thành được 37,6% so với kế hoạch năm.

Cuối quý I/2024, tổng tài sản của Vinaconex ở mức 63.544 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi ngân hàng lên mức cao kỷ lục với tổng giá trị 30.604 tỷ đồng, tăng 24% so với đầu năm. Đây cũng là con số tiền, tiền gửi ngân hàng cao nhất trong lịch sử hoạt động của Thế giới di động. Với khoản tiền gửi dồi dào giúp doanh nghiệp thu về khoản lãi tiền gửi 494 tỷ đồng quý đầu năm, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù nắm giữ lượng lớn tiền nhưng MWG vẫn đi vay ngân hàng nhằm tối ưu nguồn thu tài chính khi áp dụng nghiệp vụ vay lãi suất thấp và gửi lãi suất cao.

Tổng dư nợ cuối kỳ của MWG là 23.661 tỷ đồng, giảm hơn 1.450 tỷ so với đầu năm. Trong đó, dư nợ dài hạn là 6.087 tỷ, được vay bằng USD, dự kiến đáo hạn ngày 16/9/2025, còn lại đều là vay ngắn hạn. MWG vay chủ yếu từ ngân hàng và đều là các khoản vay tín chấp với lãi suất thả nổi nhằm bổ sung nhu cầu vốn lưu động.

Trong bối cảnh đồng USD mạnh lên, thậm chí có thời điểm tỷ giá USD/VND vượt mốc cao kỷ lục được ghi nhận năm 2022 đã khiến MWG lỗ chênh lệch tỷ giá 102 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái không phát sinh.

Ba tháng đầu năm, doanh nghiệp đi vay tổng cộng 18.108 tỷ đồng thời trả nợ gốc vay 19.664 tỷ đồng. Tổng chi phí lãi vay quý I là 267 tỷ. Trong khi đó, tổng doanh thu tài chính của MWG là 585 tỷ, chi phí tài chính là 375 tỷ tức doanh nghiệp vẫn ghi nhận khoản lãi ròng từ hoạt động tài chính 210 tỷ quý đầu năm.

Vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 26.034 tỷ, bao gồm 9.063 tỷ lợi nhuận sau thuế cưa phân phối.

Theo Thế giới di động, động lực tăng trưởng chính đến từ ngành hàng điện máy với mức tăng doanh thu 2 chữ số, nổi bật là sản phẩm máy lạnh khi tăng khoảng 50% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp 2 chuỗi Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh (TGDĐ/ĐMX) đều ghi nhận sự cải thiện khả quan trong quý 1/2024 do ngành hàng điện máy gia tăng đóng góp trong tổng doanh thu, trong khi đây là nhóm sản phẩm có biên lợi nhuận ổn định.

Tại thời điểm cuối tháng 3, MWG có 1.077 cửa hàng Thế Giới Di Động/ Top zone, 2.184 cửa hàng Điện Máy Xanh, 1.696 cửa hàng Bách Hóa Xanh, 526 nhà thuốc An Khang, 64 cửa hàng AVAKids và 55 cửa hàng Erablue tại Indonesia. Như vậy trong tháng 3 vừa qua, MWG đã đóng 5 cửa hàng Điện Máy Xanh, 2 siêu thị Bách Hoá Xanh và mở mới 2 cửa hàng Erablue tại Indonesia.

Dragon Capital "gom" thêm 4,7 triệu cổ phiếu MWG

Trong thông báo mới nhất, nhóm quỹ Dragon Capital đã báo cáo hoàn tất mua vào cổ phiếu Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động.

Cụ thể, 6 quỹ thành viên gồm Amersham Industries Limited, DC Developing Markets Staregies Public Limited Company, Hanoi Investments Holdings Limited, Norges Bank, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust, Vitnam Enterprise Investments Limited vừa đồng loạt mua vào khoảng từ 120 nghìn – 1,2 triệu cổ phiếu MWG. Tổng số lượng mua vào là gần 4,7 triệu cổ phiếu.

Sau giao dịch, nhóm Dragon Capital tăng sở hữu tại MWG lên mức 6,25% vốn tương ứng lượng cổ phiếu là 91,4 triệu đơn vị. Giao dịch thực hiện trong phiên 23/4.

Tạm tính theo thị giá đóng cửa, nhóm quỹ đã chi khoảng 258 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch trên

Động thái mua vào của Dragon Capital diễn ra sau khi MWG vừa bị loại khỏi rổ chỉ số VN Diamond tại đợt cơ cấu tháng 4. Theo dự báo, 3 quỹ ETF tham chiếu theo bộ chỉ số "kim cương" là DCVFM VNDiamond ETF, MAFM VNDIAMOND ETF và ETF BVFVN DIAMOND đang nắm khoảng 50 triệu cổ phiếu MWG sẽ cần bán ra toàn bộ lượng cổ phiếu.

Dù nhận tin không mấy tích cực, cổ phiếu MWG vẫn diễn biến khả quan trên thị trường. Thị giá tăng tốt cả tuần trước kỳ nghỉ lễ, đạt 54.900 đồng/cp, tiến sát về vùng đỉnh tháng 9/2023. Tính từ đầu năm 2024, thị giá MWG tăng 28%.

Không những vậy, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại MWG cũng tăng lên đáng kể trong khoảng 1 tháng trở lại đây. Sau thời gian dài cuối năm 2023 liên tục bán ra, khối ngoại đang tích cực trở lại, tung tiền giải ngân mua vào cổ phiếu của đại gia ngành bán lẻ. Room ngoại tính đến cuối ngày 26/4 xấp xỉ 46,5%, cao nhất từ tháng 11/2023, tương ứng lượng cổ phiếu nhà đầu tư ngoại có thể mua còn hơn 37 triệu đơn vị.

Kỷ lục 104.000 tỷ đồng tiền gửi khách 'nằm chờ' tại CTCK, một công ty 'ẵm' hơn 1 tỷ USD

Số dư tiền gửi trong tài khoản nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán (CTCK) đến cuối quý I/2024 tăng mạnh trong bối ...

Cổ phiếu Thế giới Di động (MWG) tiếp tục hút dòng tiền khối ngoại

Thị trường chứng khoán tiếp tục đà tăng điểm trong phiên 26/4. Khối ngoại quay trở lại mua ròng trên toàn thị trường.

Tiểu Vy